Đa dạng sinh học

Rắn Hổ Mang Chúa – King Cobra

Rắn hổ mang chúa, hay còn có tên gọi là rắn hổ mây, là loài rắn độc thuộc họ Elapidae, phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010. 
Bộ (ordo): Squamata
Chi (genus): Ophiophagus
Giới (regnum): Animalia
Họ (familia): Elapidae
Loài (species): O. hannah
Lớp (class): Reptilia
Ngành (phylum): Chordata

Tên khoa học của rắn hổ mang chúa là Ophiophagus hannah cũng xuất phát từ ngôn ngữ Hy Lạp, “ophio” nghĩa là rắn và “phagus” nghĩa là ăn thịt, được hiểu là loài ăn thịt rắn. “Hannah” có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp, mang ý nghĩa là nữ thần sống trên cây.Đúng với tên gọi khoa học, chổ mang chua là loài rắn chuyên ăn thịt các loài rắn khác kể các rắn hổ mang.Rắn hổ mang chúa thường có kích thước to lớn hơn so với các loài rắn hổ mang bình thường, chúng sống ở Nam và Đông Nam Châu Á. Chiều dài cơ thể chúng có thể đạt tới trên 5 mét khiến chúng được coi là loài rắn độc dài nhất. Rắn hổ mang chúa khi bị đe dọa chúng sẽ dương cao đầu và trương rộng bành cổ. Nhát cắn của chúng cực kỳ nghiêm trọng, nó có thể giết được một con vật có kích thước lớn như voi trong vòng vài giờ đồng hồ bằng cách phóng một lượng lớn chất độc thần kinh vào cơ thể nạn nhân. Có khoảng 50% số ca người bị rắn hổ mang chúa ăn đều không qua khỏi.

Bài viết liên quan

Rắn hổ mang chúa, hay còn có tên gọi là rắn hổ mây (danh pháp hai phần: Ophiophagus hannah), là loài rắn độc thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.[2] Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.[1] Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài trung bình từ 3,18 đến 4 mét, cá thể dài nhất từng được ghi nhận là 7 m. Mặc dù danh từ “rắn hổ mang” nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus.[2] Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.[3][4] Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng,[5][6] mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người.[7] Rắn hổ mang chúa là biểu tượng nổi bật trong thần thoại và truyền thống dân gian tại Ấn Độ, Sri Lanka và Myanmar;[8][9] được tôn sùng trong các tín ngưỡng văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.[10] Đây là loài bò sát quốc gia của Ấn Độ.[11]

Năm 1836, nhà sinh vật học người Đan Mạch Theodore Edward Cantor miêu tả bốn mẫu vật rắn hổ mang chúa lần đầu tiên với danh pháp khoa học là Hamadryas hannah, ba mẫu được bắt giữ ở Sundarbans và một mẫu ở vùng lân cận gần Kolkata.[12] Năm 1837, danh pháp Naja bungarus được Hermann Schlegel đề xuất nhằm mô tả một mẫu động vật học về rắn hổ mang chúa trên đảo Java.[13] Năm 1838, Cantor đề xuất danh pháp Hamadryas ophiophagus cho loài này và diễn giải rằng loài có đặc điểm răng miệng trung gian giữa hai chi Naja và Bungarus.[14] Năm 1840, danh pháp Naia vittata được Walter Elliot đề xuất dành cho một cá thể rắn hổ mang chúa bị bắt ngoài khơi gần Chennai.[15] Năm 1858, danh pháp Hamadryas elaps được Albert Günther đề xuất dành cho những mẫu vật rắn hổ mang chúa tại Philippines và đảo Borneo. Günther xem xét gộp chung cà hai loài N. bungarus và N. vittata thành H. elaps.[16] Chi Ophiophagus được Günther đề xuất vào năm 1864.[17] Danh pháp được đặt khời nguồn từ xu hướng ăn thịt các loài rắn khác của rắn hổ mang chúa.[18] Đến năm 1882, danh pháp Naja ingens được Alexander Willem Michiel van Hasselt đề xuất dành cho một cá thể loài này bị bắt gần Tebing Tinggi tại miền bắc đảo Sumatra.[19] Năm 1945, Ophiophagus hannah đã được Charles Mitchill Bogert chấp nhận sử dụng làm danh pháp hợp lệ cho rắn hổ mang chúa, ông cho rằng loài rắn này khác biệt đáng kể với những loài thuộc chi Naja.[20] Một phân tích di truyền sử dụng sắc tố tế bào b[21] và phân tích đa gen cho biết rắn hổ mang chúa là một nhánh ban đầu của dòng dõi di truyền sản sinh ra rắn mamba, chứ không phải rắn hổ mang Naja.[22] Một phân tích phát sinh loài từ DNA ty thể cho biết rằng mẫu vật tại tỉnh Surattani và Nakhon Si Thammarat ở miền nam Thái Lan tạo nên một nhánh khác biệt sâu sắc với mẫu vật tại miền bắc Thái Lan, gộp nhóm với mẫu vật từ Myanmar và Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc.[23]

Chiều dài trung bình của một con rắn trưởng thành đạt khoảng 3,18 đến 4 m (10,4 đến 13,1 ft), còn cân nặng trung bình khoảng 6 kg (13 lb). Trong lịch sử, mẫu vật dài nhất được biết đến lưu giữ tại sở thú London, phát triển chiều dài quanh khoảng 5,6 đến 5,7 m (18 đến 19 ft) trước khi chết nhân đạo do đúng thời điểm bùng nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào năm 1951, mẫu vật hoang dã nặng nhất được Câu lạc bộ hoàng gia quốc đảo Singapore bắt giữ, có cân nặng 12 kg (26 lb) và chiều dài 4,8 m (15,7 ft). Đến năm 1972, một mẫu vật nuôi nhốt khác thậm chí nặng hơn được lưu giữ tại công viên động vật học New York, đo lường cân nặng 12,7 kg (28 lb) và chiều dài 4,4 m (14,4 ft).[24] Rắn hổ mang chúa là loài lưỡng hình về giới tính, với con đực to hơn và đặc biệt là màu sắc nhạt hơn trong mùa sinh sản. Những con đực bị bắt ở Kerala dài tới 3,75 mét (12,3 ft) và nặng tới 10 kg (22 lb). Những con cái bị bắt có chiều dài tối đa 2,75 mét (9 ft 0 in) và trọng lượng 5 kg (11 lb).[25] Con rắn hổ mang chúa lớn nhất được biết đến dài 5,59 mét (18 ft 4 inch) và bị bắt ở Thái Lan.[26] Nó khác với các loài rắn hổ mang khác ở kích thước và mui đầu. Nó lớn hơn, có sọc hẹp hơn và dài hơn trên cổ.[27][28] Chiều dài và khối lượng của loài rắn này phụ thuộc vào môi trường sống cùng một vài yếu tố khác. Mặc dù có kích thước to lớn, rắn hổ mang chúa rất nhanh nhẹn và linh hoạt.[29] Một số loài rắn độc khác, chẳng hạn như rắn chuông lưng đốm thoi miền đông và rắn hổ lục Gaboon, thường có chiều dài ngắn hơn nhiều nhưng cơ thể to hơn, có khối lượng trung bình ngang ngửa với hổ mang chúa.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button