Thời tiền sử

Phát hiện loài khủng long mới

 Với những cái sừng nhú lên trên trán to bằng cánh tay người lớn, và sọ “đính kèm” các gai nhọn xếp thành diềm to bằng răng cá mập, con vật thời cổ đại này đã khiến các nhà khoa học phải kinh sợ. Nhưng chính vẻ ngoài kỳ quái ấy lại là mấu chốt giúp các chuyên gia xác định loài khủng long sừng (Triceratops) này là mắt xích bị thiếu, thành viên chưa từng thấy trong cây phả hệ của loài khủng long ba sừng.

Được gọi là khủng long ba sừng Alberta (Albertaceratops nesmoi), con vật có 78 triệu năm tuổi này đã được khai quật vào năm 2001 bởi nhà cổ sinh vật học Michael Ryan và một đồng nghiệp của anh tại một vùng đất cằn cỗi thuộc miền Nam Alberta, Canada. Ryan thoạt đầu khó hiểu trước hộp sọ của con vật, bởi nó có những cái sừng khổng lồ của loài khủng long ba sừng nhưng những diềm gai nhọn kia lại thuộc về một loài khủng long ba sừng khác tên là centrosaurs.

 

“Chúng tôi biết rằng đã có một sinh vật đặc biệt chưa từng thấy trước đây”, Ryan, hiện là người phụ trách Bảo tàng lịch sử tự nhiên Cleveland (Cleveland Museum of Natural History), nói. “Có nghĩa rằng trong khi loài khủng long ba sừng triceratops có những cái sừng khổng lồ thì vài loài centrosaurs cũng có”.

 

Và sự kết hợp các đặc thù lạ kỳ này đưa ra giả thuyết rằng Albertaceratops là loài nguyên sơ nhất của nhóm centrosaurs, Ryan giải thích.

 

“Không nghi ngờ gì nữa, đây là một khám phá quan trọng,” Peter Dodson, nhà cổ sinh vật học đến từ ĐH Pennsylvania, nói với tờ Cleveland Plain Dealer. “Đó là một dạng ông ngoại hay ông chú lớn của những con khủng long sừng thực thụ khác sau này”.

 

 

Giáo sư Michael J. Ryan với mẫu sọ của loài khủng long mới được phát hiện – Albertaceratops nesmoi ở miền nam Alberta, Canada (Ảnh: Sciencedaily)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button