Thời tiền sử

Phát hiện loài chim khủng bố đáng sợ nhất thời tiền sử

Các nhà khoa học vừa phát hiện loài chim ăn thịt đáng sợ nhất thời tiền sử (còn gọi là chim khủng bố), có tên là Llallawavis scagliai.

 

Chim ăn thịt đáng sợ nhất cao 1,2m, nặng 40kg

Loài chim ăn thịt đáng sợ nhất thời tiền sử này thuộc nhóm Phorusrhacidae, không thể bay; sinh sống ở Nam Mỹ từ khoảng 62 triệu – 3 triệu năm trước đây, trước khi bị tuyệt chủng khoảng 2,5 triệu năm trước.

Phát hiện loài chim khủng bố đáng sợ nhất thời tiền sử
Chân dung loài chim khủng bố mới, Llallawavis scagliai.

Nhóm chim Phorusrhacidae cao khoảng 3m, có mỏ quặp như chim đại bàng với đầu to bằng đầu ngựa. Chúng sử dụng chiếc mỏ khổng lồ để quắp lấy con mồi hoặc tấn công chính xác vào bộ phận trọng yếu của con mồi, khiến cho đối phương nhanh chóng bị tóm gọn.

Việc phát hiện loài mới Llallawavis scagliai giúp các nhà khảo cổ có được hiểu biết sâu sắc hơn về các thành viên trong gia đình của loài chim ăn thịt đáng sợ thời tiền sử.

Hơn 90% bộ xương hóa thạch của Llallawavis scagliai được phát hiện tại miền đông bắc Argentina vào năm 2010. Nó là mẫu vật loài chim khủng bố hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy.

Phát hiện loài chim khủng bố đáng sợ nhất thời tiền sử
Bộ xương của Llallawavis scagliai được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên Lorenzo Scaglia tại Mar del Plata, Argentina.

Tiến sĩ Lawrence Witmer, một nhà khảo cổ học Đại học Ohio cho biết: “Việc tìm thấy một hóa thạch hoàn chỉnh như của Llallawavis scagliai là rất hiếm thấy. Đó là một phát hiện rất thú vị”.

Theo các nhà khoa học, Llallawavis scagliai sống vào khoảng 3,5 triệu năm trước, ở gần cuối triều đại của loài chim khủng bố. Loài chim ăn thịt này đứng cao khoảng 1,2m và nặng khoảng 40kg.

Tiến sĩ Federico Degrange, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Trái đất ở Argentina cho biết: “Phát hiện này cho thấy rằng loài chim khủng bố đa dạng hơn trong kỷ Pliocene so với suy nghĩ của giới khoa học trước đây. Nó sẽ giúp chúng ta biết được nguyên nhân suy giảm và tuyệt chủng của nhóm chim thú vị này”.

Kết quả chụp CT cấu trúc bên trong tai của loài chim khủng bố mới cho thấy thính giác của nó tiếp nhận những âm thanh nhỏ, khẽ, trầm, và loài chim này có khả năng phát ra âm thanh giống đà điểu. Tiến sĩ Witmer nói: “Âm thanh tần số thấp giúp cho loài vật giao tiếp được ở khoảng cách xa, đặc biệt là với động vật ăn thịt, nó có thể dễ dàng cảm nhận chuyển động của con mồi”.

Các nhà nghiên cứu hy vọng các phân tích thêm sẽ giúp hiểu rõ thêm về tầm nhìn và các giác quan khác của loài chim khủng bố mới.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết được đề cử
Close
Back to top button