Thời tiền sử

Phát hiện hóa thạch báo “sát thủ đẫm máu nhất” sống gần người

 Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch loài báo gê-pa “sát thủ đấm máu”, lớn nhất (Acinonyx jubatus) có niên đại 1,8 triệu năm, sinh sống gần người cổ đại tại Dmanisi, Cộng hòa Georgia.

Hiện nay, các con báo thuộc họ gê-pa còn lại là những sinh vật nhanh nhất còn sống trên mặt đất, có dáng dài đẹp như mèo, có thể chạy với tốc độc 70 mph (113 kph).

 

Phân tích hóa thạch này cho thấy, đây là chi báo gê-pa lớn nhất đã tuyệt chủng, có niên đại 1,8 triệu năm. Dựa vào xương chi trước và sau, cho biết, con báo này nặng khoảng 220 pound (110 kg), nặng gấp đôi các con báo gê-pa hiện tại.

 

Báo gê-pa Acinonyx jubatus to gấp đôi báo gê-pa hiện tại (Ảnh: livescience)

 

Khu vực Dmanisi từng là thung lũng rừng và các đồng cỏ, các khoảng đất trống để báo săn mồi. Ở đây, các con vật ăn thịt tuyệt chủng này có khả năng săn linh dương, ngựa vì chúng có khả năng chạy rất nhanh như một vận động viên đến đoạn nước rút và dùng hàm răng siết họng con mồi, các nhà nghiên cứu cho biết.

 

Các nhà nghiên cứu cho biết các con báo đã tuyệt chủng có khả năng phát triển rất mạnh giống như một kẻ sát nhân đẫm máu, trung bình mỗi con báo săn 16.500 lbs (7.500 kg) thịt con mồi mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ động vật ăn thịt nào khác.

 

Các con báo giết chết con mồi, ăn một phần và để lại nhiều thức ăn dư thừa cho các loài động vật khác, có lẽ còn cho cả con người. Phát hiện này đã cho thấy thêm sự tác tương trong bối cảnh môi trường sống thời cổ đại.

 

Trước đây, hộp sọ báo Acinonyx jubatus lâu đời nhất được tìm thấy ở Trung Quốc có niên đại khoảng 2,2-2,5 triệu năm.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button