Danh sách loài

Hổ Siberi

Bản đồ phấn bố của loài Hổ Siberi
Bản đồ phấn bố của loài Hổ Siberi

Hổ Siberi còn được gọi là hổ Amur hay hổ Ussuri, là một phân loài của loài hổ. Chúng đã sinh sống rộng khắp từ Tây và Trung Á. Chúng to lớn và từng được trên cả Hổ Bengal ở bán đảo Ấn.

Bài viết liên quan

Hổ Siberi đã từng sống ở khắp Tây Á và nước Nga, nhưng nạn phá rừng đã khiến hổ siberi tuyệt chủng vì môi trường sống tự nhiên bị đánh mất. Ngày nay chúng được nuôi nhốt giới hạn và được bảo vệ nghiêm ngặt trong khu vực bảo tồn ở phía đông Siberi.

Hổ Siberi được coi là phân loài to lớn nhất, mặc dù những báo cáo gần đây cho thấy về kích thước trung bình thì hổ Bengal có phần nhỉnh hơn một chút. Bộ lông dày của chúng giúp giữ ấm cơ thể trong điều kiện lạnh giá ở Siberi, lông hổ có thể dài tới 10cm ở vùng cổ và bụng.

Male Panthera tigris altaica, Leipzig Zoo / Tomak (*27. Mai 2004 in Leipzig)
Hổ đực ở vườn thú Leipzig | By Appaloosa – Own work, CC BY-SA 3.0.

Ở khu vực sinh sống khá rộng lớn của chúng, là vùng siberi, có sự xâm lấn lãnh thổ với các loài săn mồi to lớn khác như gấu và chó sói, hổ siberi được xem là loài săn mồi chiếm ưu thế hơn so với các loài khác cả về sự cạnh tranh trong khả năng truy đuổi và hạ gục con mồi.

Hổ Siberi là loài có kỹ năng săn mồi bá đạo, chúng luôn theo dõi mục tiêu và chờ đợi cho đến khi chỉ vài giây giút con mồi lơ là cảnh giác nó sẽ tấn công. Chúng chủ yếu săn các loài động vật có vú lớn như hươu, lợn rừng, các loài dê cừu và bao gồm cả gia súc.

Dựa vào kích thước và sức mạnh áp đảo của hổ siberi, chúng không hề có bất cứ kẻ thù nào trong môi trường tự nhiên. Con người săn bắt và môi trường sống bị phá hủy là hai mối đe dọa duy nhất đối với chúng.

Hổ cái | By Appaloosa – Own work, CC BY-SA 3.0

Sau thời gian mang thia khoảng 3-4 tháng, hổ cái thường sinh khoảng 5 con non. Hổ con lúc mới sinh nặng khoảng 1kg và chúng chưa mở mắt. Chúng bú sữa mẹ cho đến khoảng 2 tháng thì bắt đầu tập ăn thịt. Hổ con sống bám với mẹ khoảng 18 tháng sau đó chúng sẽ bắt đầu tự lập đi săn một mình.

Ngày nay, môi trường sống bị hủy diệt do nạn phá rừng và nạn săn bắt trộm, hổ siberi chỉ còn dưới 1000 cá thể sống ngoài tự nhiên.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết được đề cử
Close
Back to top button