Thiên nhiên kỳ thú

Carbon footprint là gì? Cách tính số dấu chân carbon

Bạn đang xem bài viết trên Yeuthiennhien.club

Năm 1979, ý tưởng Carbon footprint được hình thành lần đầu tiên trong một cuộc họp của Ủy ban năng lượng Vườn quốc gia Yosemite.

Dấu chân carbon nói về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do một người tạo ra, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Phát thải trực tiếp khí nhà kính là sử dụng năng lượng như lái xe, sử dụng thiết bị điện. Gián tiếp là sử dụng bất kể một thứ gì đó mà dùng năng lượng để sản xuất ra chẳng hạn như quần áo, đồ ăn…

Mãi đến năm 2007, thuật ngữ carbon footprint mới được đưa vào sử dụng trong báo cáo khoa học đầu tiên về biến đổi khí hậu của IPCC (Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu).

Những tác động của mỗi người đến môi trường như thế nào, hoạt động hàng ngày thải vào khí quyển lượng CO2 bao nhiêu… Các số lượng này sẽ được tính toán đo lường và hiển thị bằng dấu chân các bon. Nếu số dấu chân carbon càng lớn thì tác động xấu đến môi trường càng lớn.

Cách tính số dấu chân carbon

Để tính được số dấu chân carbon thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:

  • Địa điểm sinh sống
  • Năng lượng sử dụng là gì
  • Dũng những sản phẩm công nghệ nào, sử dụng như thế nào
  • Phong cách sống là gì
  • ….

Ở nước ta, chỉ số CF trung bình là gần 1,18 tấn/người/năm.

Cách được sử dụng để tính toán lượng khí thải carbon tốt nhất là dựa trên mức độ tiêu thụ nhiên liệu của mỗi người. Sau đó, cộng dồn phát thải CO2 vào dấu chân carbon của mình.

dấu chân carbon
Bảng lượng phát thải CO2 của các nguyên liệu phổ biến nhất

Chẳng hạn: Xe máy tiêu thụ 2,5 lít xăng cho 100km, khi quảng đường 200km thì sẽ tiêu thụ hết 2,5 x 2 = 5 lít xăng. Việc này sẽ làm tăng 5 x 2,3 kg = 11,5 kg CO2 vào dấu chân carbon của bạn.

Biện pháp giảm dấu chân carbon

Có nhiều cách để giảm dấu chân carbon, bao gồm:

Áp dụng thuế carbon

Các nước trên thế giới đã bắt đầu áp dụng thuế carbon để làm giảm lượng khí thải nhà kính.

Đan Mạch áp dụng thuế carbon bắt đầu từ năm 1992, Canadan áp dụng từ năm 2007, Columbia năm 2008, Australia năm 2012. Ở Ấn Độ, thuế carbon được tính là 50 Rupi/1 tấn than.

Ở các nước phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương quy định, mỗi một doanh nghiệp sẽ phải nộp 10 USD/1 tấn CO2 thải ra.

Chiến lược tăng trưởng carbon dài hạn

Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương không chỉ đối mặt với ô nhiễm môi trường mà còn phải đối mặt với cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Do đó, chính phủ những nước cần phải đánh giá được chính xác nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước mình. Đồng thời, cần phải xây dựng Chiến lược tăng trưởng carbon dài hạn. Luật hóa những chính sách tài chính: Đánh thuế Các bon để giúp định hướng nền kinh tế và duy trì lượng khí thải nhà kính thấp nhất.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân có thể làm giảm tác động của bản thân lên môi trường trái đất bằng những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Loại thực phẩm gây ra dấu chân carbon lớn nhất là sữa bò và thịt bò.

Các sản phẩm có chứa sữa bò như sữa chua, phô mai, bơ. Thay vì lạm dụng sử dụng chúng có thể thay thế bằng sữa chua từ sữa dừa, sữa hạnh nhân, socola thuần.

Đa số những lựa chọn thay thế này đều lành mạnh hơn những sản phẩm tương tự được chế biến từ sữa động vật.

Hạn chế dùng lò sưởi

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 22% lượng khí thải nhà kính do hệ thống lò sưởi và 14% do đun nước nóng. Các con số này chắc chắn sẽ thay đổi khi môi trường sống lạnh hơn và cần phải sưởi ấm bằng cách bật lò sưởi ấm liên tục.

Để có thể giảm được lượng năng lượng tiêu thụ này bằng cách mặc đủ ấm khi trời lạnh thay vì việc lạm dụng bật lò sưởi thường xuyên.

Sử dụng quần áo giữ nhiệt, chăn đệm đủ ấm, tất đi dài dày là những cách đơn giản để giữ ấm mà không cần phải dùng lò sưởi.

Tắt các thiết bị điện không cần thiết

Theo nghiên cứu mới, có đến 800.000 tấn khí thải/năm được thải ra do thiết bị điện ở chế độ chờ của những gia đình ở Anh. Chính phủ Anh đang xem xét để đưa ra giải pháp làm giảm mức độ ô nhiễm bằng cách làm việc với những nhà sản xuất thiết bị điện tử.

Để giảm dấu carbon do thiết bị điện gây ra, cách đơn giản là mỗi khi không sử dụng chúng ta hãy rút điện, tắt tất cả các thiết bị điện.

Tái chế

Theo nghiên cứu, có một loại hóa chất mới được phát hiện ở đại dương biến rác thải nhựa thành những hạt nhỏ li ti. Điều này có nghĩa những hạt nhỏ này có thể lẫn vào nước, thực phẩm. Do đó, cần phải thực hiện tốt việc tái chế rác thải và phòng ngừa ô nhiễm.

Chẳng hạn, những lon kim loại được thải ra ở nước Anh được tái chế thì Anh đã giảm được 14 triệu thùng rác để đựng.

cách tính dấu chân carbon

Tái chế giấy để giảm lượng rác thải ra môi trường gây ô nhiễm.

Có thể giúp giảm dấu chân các – bon, bảo vệ hành tinh xanh – sạch – đẹp hơn, chúng ta chỉ cần bỏ một ít thời gian hàng ngày để phân loại rác, Như vậy đã làm giảm được lượng rác thải đem ra bãi chứa.

Sử dụng sản phẩm tái chế được

Các loại bao bì bánh kẹo, túi bóng nhựa mỏng không thể tái chế và thường được đen ra bãi rác chôn lấp. Vì thế, muốn giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thì nên sử dụng những sản phẩm đựng trong bao bì có thể tái chế được. Tuy nhiên, việc dùng bao bì có thể tái chế được gây tốn kém hơn.

Trồng cây

Mỗi một canh xanh tiêu thụ gần 24 kg khí CO2/năm. Do đó, mỗi người chỉ cần góp sức nhỏ bé trồng một cây xanh cũng đã gióp phần bảo vệ trái đất khỏi bị ô nhiễm môi trường, giảm carbon footprint hay dấu chân carbon hiệu quả.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button