Động vật đó đây

Bí ẩn sức mạnh đại bàng – Chúa tể bầu trời

Được mệnh danh là “chúa tể bầu trời”, đại bàng là loài chim săn mồi cỡ lớn, sinh sống ở nơi núi cao, rừng nguyên sinh. Sức mạnh của chúng khiến các loài động vật khác cũng phải e dè.

Loài chim săn mồi cỡ lớn

Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi…

Nhưng chúng chủ yếu là lục địa Á-Âu với khoảng 60 loài, còn lại 11 loài khác tìm thấy tại các lục địa còn lại bao gồm 2 loài ở Lục địa Bắc Mỹ, 9 loài ở Trung và Nam Mỹ và 3 loài ở Úc.

Có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài.

Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.

Theo một số tài liệu chưa được chứng minh thì đại bàng có sải cánh hơn 3m và nặng tới 30kg. Thực tế thì đại bàng nhỏ hơn thế. Sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m cho đến 2m.

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippines tùy theo địa điểm sinh sống.

 

thuc an cua dai bang co the la mot con nai philippinesthuc an cua dai bang co the la mot con nai philippines

Thức ăn của đại bàng có thể là một con nai PhilippinesThức ăn của đại bàng có thể là một con nai Philippines

 

Ví dụ như ở đảo Luzon thì thức ăn chủ yếu là khỉ, chim, cáo bay, cá còn ở đảo Mindanao thì là vượn cáo, rắn, thằn lằn… thậm chí chúng ăn cả các loài động vật móng guốc như lợn con, chó nhỏ.

Từ trên cao, đại bàng có thể bổ xuống với tốc độ cực nhanh để tóm gọn và nhanh chóng hạ gục con mồi.

Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước.

Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành.

Quyền lực thống trị bầu trời

Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn.

Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng trở nên yếu đi. Bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung.

Đây là lúc mà đại bàng phải đưa ra 2 quyết định: Nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày.

Tại tổ đại bàng trên đỉnh núi, nó sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra. Khi mỏ mới hình thành, nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt.

Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Một quá trình lột xác đầy đau đớn… mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…

Không những vậy, đại bàng còn được biết đến như một loài động vật thông minh và sẵn sàng đối đầu với thử thách, thể hiện rõ nhất qua cách chúng đối đầu với mỗi cơn bão.

Không như tất cả mọi loài đều chạy trốn cơn bão, đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời.

Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời cho đại bàng.

Đại bàng biển Steller

Đại bàng biển Steller

Đại bàng biển Steller

Đại bàng biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế giới. Cân nặng của chúng lên tới 10kg.

Đại bàng biển Steller có tên khoa học là Haliaeetus pelagicus. Chúng còn được gọi là đại bàng vai trắng, đại bàng Thái Bình Dương.

Nó sống ở vùng ven biển ở Đông bắc Á bao gồm vùng ven biển Viễn Đông của Nga, ven biển Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản, với thức ăn chủ yếu là các loài cá và một số loài chim biển (chim mòng biển, ó biển, hải âu cổ rụt..).

Đây là loài đại bàng lớn nhất thế giới kể từ khi loài Đại bàng Haast tuyệt chủng.

Loài đại bàng này đang bị đe dọa bởi sự thay đổi môi trường sống, ô nhiễm công nghiệp và khai thác quá mức cá làm giảm lượng thức ăn của chúng. Hiện nay có khoảng 5.000 cá thể nhưng đang giảm dần.

Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20 m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150 m, đường kính 2,5 m). Mùa sinh sản thường vào tháng 2 – 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4 – 5.
 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết được đề cử
Close
Back to top button