Thiên nhiên kỳ thú

Tầng ozon là gì? Vai trò, nguyên nhân, hậu quả thủng tầng ozone

Bạn đang xem bài viết trên Yeuthiennhien.club

Bài viết liên quan

Tầng ozon là một trong những nhân tố bảo vệ sự sống cho trái đất mà bất kì ai cũng đã từng nghe qua. Tầng ozon được mệnh danh như lá giáp che chắn cho con người. Vậy hãy cùng tìm hiểu thêm về vai trò quan trọng của tầng ozon qua bài viết sau.

Tầng ozon là gì?

Tầng ozon là một tầng cấu trúc nằm trong tầng bình lưu của Trái Đất và cũng là tầng có chức năng chính để bảo vệ cho Trái Đất. Tầng ozon được nhà vật lý học tìm ra cách đây khoảng 108 năm, chúng được tạo nên từ mặt trời. Đây là lớp khí quyển năm bên trên bề mặt Trái Đất và có rất nhiều phân tử ozon. Vậy ozon là gì?

Ozon là phân tử có cấu tạo hóa học từ 3 nguyên tố là oxi liên kết với nhau không bền vững. Các liên kết này hoàn toàn có thể được phá vỡ khi bị tác động bởi các tia cực tím nó sẽ chuyển các tia cực tím thành nhiệt năng. Các phân tử oxi rất dễ liên kết với nhau nhưng chỉ là những liên kết yếu, nên chúng có hoạt tính cao. Khí ozon có màu xanh nhạt và có mùi khá cay mũi.

Ozon có 2 loại bao gồm loại ozon an toàn được tạo ra tự nhiên bên trong tầng bình lưu của khí quyển và ozon có hại. Loại ozon độc thì được hình thành thông qua sự tự phản ứng giữa oxi, nitơ, các chất hữu cơ. Nó thường xuất hiện trên mặt đất hoặc ở tầng đối lưu.

Nếu tầng ozon bị thủng sẽ trực tiếp gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và Trái Đất. Các tia cực tím sẽ làm bùng phát các bệnh lý về da như gây ra sạm màu da, gây ung thư da, hình thành các khối u, gây suy giảm thị lực. Bên cạnh đó nó còn là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường sống của con người và tự nhiên. Là nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng sinh thái do tiêu diệt sự sống của các sinh vật nhỏ, gián đoạn quá trình sinh sản, ảnh hưởng quá trình phát triển của các thảm thực vật…

Vai trò của tầng ozon

Không cần nói thì chắc mọi người cũng có thể nói rằng tầng ozon bảo vệ Trái Đất, nhưng cụ thể thì nó bảo vệ như thế nào? Lượng ozon trong tầng bình lưu có thể hạn chế các tia cực tím xâm nhập vào Trái Đất. Chúng sẽ hấp thụ các tia cực tím và các tia phóng xạ từ mặt trời. Chúng giúp duy trì sự sống, cân bằng hệ sinh thái, tránh ô nhiễm bầu khí quyển.

Những hợp chất có trong ozon được dùng trong việc khử trùng nguồn nước, chất tẩy trắng quần áo, tạo liên kết trong chất dẻo. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong quá trình xạ trị đối với các bệnh nhân bị ung thư khi mới phát hiện. Trong nuôi trồng thủy hải sản người ta dùng ozon để khử trùng nước nuôi hải sản, lọc các tạp chất nhiễm chì trong nước thải hay trong đất. Ozon cũng có thể sử dụng để bảo quản hoa quả được lâu, thanh lọc và sát khuẩn không khí cũng như việc loại bỏ mùi hôi trong không khí.

Nguyên nhân gây thủng tầng ozon

Qua nhiều nghiên cứu đo lường được thì người ta nhận thấy rằng lượng ozon trong khí quyển ngày càng có sự giảm sút. Một số nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho hiện tượng tầng ozon bị suy giảm nghiêm trọng như sau:

  • Các chất có gốc clo khi bị các tia bức xạ từ mặt trời phân hủy sẽ làm đứt gãy các liên kết của ozon xảy ra ở các địa cực và trên lục địa.
  • Khí gas có trong các đồ dùng làm lạnh như tủ lạnh, điều hòa, chất tẩy rửa, bình chữa cháy, các hóa chất freon… khi bay hơi lên sẽ làm giảm nồng độ của ozon.
  • Ngoài ra những chất thải mà con người thải ra môi trường làm sản sinh ra khi NO do các phản ứng quang hóa tạo thành làm giảm đáng kể lượng ozon.
  • Lượng chất thải từ sản xuất công nghiệp cũng chính là nguyên nhân lớn làm cho lượng ozon bị cạn kiệt nhanh chóng.
  • Một số nguyên nhân khác như khí CH3Cl sinh ra ở biển, khói thải từ các phương tiện giao thông hay sau các vụ phóng tên lửa hạt nhân…

vai trò của tầng ozon

Hậu quả thủng tầng ozon

Hiện tượng thủng tầng ozon gây ra nhiều tác hại đối với môi trường và đời sống con người. Trong đó có thể kể đến:

  • Gây hại đến sức khỏe người và động vật: Thủng tầng ozon đồng nghĩa với lớp khiên bảo vệ trái đất bị suy yếu, các tia cực tím không được ngăn lại sẽ tác động và phá hủy hệ miễn dịch của người và động vật. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là ung thư, các bệnh liên quan đến thị giác.
  • Ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật biển: Tia cực tím còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sinh trưởng của các loài sinh vật biển.
  • Ảnh hưởng đến các loài thực vật và cây trồng: Tia cực tím sẽ phá hủy lá cây, cản trở quá trình quang hợp. Làm giảm năng suất của cây trồng.
  • Làm giảm chất lượng không khí: Tia cực tím gây ô nhiễm môi trường và khí quyển do những phản ứng hóa học mà nó gây ra. Ngoài ra, những trận mưa axit cũng nguy hiểm và đáng sợ hơn.
  • Gây nên hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu: Trái đất đang ngày càng nóng lên và gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
  • Tác động đến vật chất và các công trình xây dựng.

Biện pháp khắc phục thủng tầng ozon

Để giảm thiệu sự suy thoái của tầng ozon, các chính phủ cần có các biện pháp mạnh tay và đồng bộ.

Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân.

Xử lý tốt khí thải từ các khu công nghiệp, các nhà máy.

Giáo dục và tuyên truyền cho mọi người về các biện pháp bảo vệ tầng ozon.

Mong rằng những kiến thức mà chúng tôi mang tới cho mọi người tìm hiểu về tầng ozon đã giải đáp được những thắc mắc của bạn. Từ đây chúng ta hãy cùng nhau tham gia bảo vệ môi trường hạn chế các hoạt động làm thủng tầng ozon.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hay nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button